Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Vũ Văn Tiền – có biệt danh là “Tiền Còi” là một doanh nhân thành công trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ngân hàng và bất động sản.

chủ đầu tư dự án new life tower

Họ tên: Vũ Văn Tiền
Năm sinh: 10/5/1959 (54 tuổi)
Quê quán: Tiền Hải – Thái Bình
Học vấn
+ Cử nhân kinh tế - Đại học kinh tế Quốc dân
+ Kỹ sư - Học viện kỹ thuật Quân sự
Chức vụ đang nắm giữ
+ Chủ tịch HĐQT CTCP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco)
+ Chủ tịch HĐQT Ngân hàng An Bình (ABBank)
+ Chủ tịch HĐQT CTCP Xi măng Thăng Long
+ Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán An Bình (ABS)
+ Phó Chủ tịch CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC (CMC Group)
+ Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư phát triển Cảng Cái Lân
Lĩnh vực kinh doanh
Bất động sản, Ngân hàng-tài chính, Công nghệ, Xi măng, Giấy…
Tiểu sử
 Ông Vũ Văn Tiền quê ở Tiền Hải – Thái Bình, sinh ra trong một gia đình thuần nông.
  Ban đầu ông Tiền theo học chuyên ngành sĩ quan kỹ thuật. Theo lời ông Tiền kể thì đầu những năm 80 có thằng bạn đồng ngũ nửa đùa, nửa thật: "Tên mày Vũ Văn Tiền ("viết ra tiền") thì không phát về binh nghiệp được đâu". Không ngờ câu đùa của bạn làm Tiền trăn trở và rồi năm 1982 anh xuất ngũ để thi vào Đại học Kinh tế quốc dân chuyên ngành kế hoạch. Thương trường đeo đẳng Vũ Văn Tiền từ đận ấy.
Quá trình công tác:
- 1986 – 1992: Cán bộ Tổng công ty Vật tư Nông Nghiệp
- 1993 – nay: Chủ tịch , Tổng Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco)
- 8/2007 – nay: Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Công nghệ CMC.
Thành tích:
» Huân chương lao động hạng III.
» Huy chương Vì thế hệ trẻ.
» Bằng khen của Thủ tướng chính phủ.
» Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội.
» Giải thưởng Sao đỏ.
Gắn liền với Geleximco
  Hoạt động kinh doanh của Vũ Văn Tiền gắn liền với CTCP Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội – Geleximco.
  Thành lập từ năm 1993 với hình thức ban đầu là công ty trách nhiệm hữu hạn, Geleximco là một trong những doanh nghiệp tư nhân đầu tiên được phép xuất nhập khẩu trực tiếp.
Đến năm 2007, Geleximco chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Geleximco hiện là một tập đoàn đa ngành hoạt động trong nhiều lĩnh vực.
Bốn lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là:
+ Sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ: Đầu tư vào các công ty Giấy An Hòa, Xi măng Thăng Long, Nhiệt điện Thăng Long, Cảng Cái Lân…
+ Hạ tầng – Bất động sản: Geleximco hiện có nhiều dự án đang triển khai tại Hà Nội và các tỉnh lân cận như khu đô thị Geleximco Lê Trọng Tấn, Thành phố Giao lưu; Dự án đường cao tốc Hòa Lạc-Hòa Bình…
+ Tài chính – Ngân hàng: Đầu tư vào Ngân hàng An Bình (ABBank), Chứng khoán An Bình (ABS), QLQ An Bình (ABF), Bảo hiểm Hàng Không…
+ Giáo dục đào tạo và Công nghệ thông tin: CMC Group (mã: CMG), Viện quản lý Toàn cầu Việt Nam
  Theo thông tin từ website của Geleximco: “vốn điều lệ hiện tại của công ty là 6.000 tỷ đồng, doanh thu hàng năm đạt hàng ngàn tỷ đồng và tăng trưởng đạt hơn 10%/năm. Đội ngũ cán bộ nhân viên hơn 6.000 nghìn người, 5 chi nhánh tại Hà Tây, Hòa Bình, Lạng Sơn, Cần Thơ, Quảng Ninh; 20 công ty thành viên, hàng chục công ty liên doanh, liên kết hoạt động trên địa bàn cả nước”.
 Trụ sở của Geleximco hiện được đặt tòa nhà Geleximco, 36 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.
  Có thể kể đến một số dự án như Dự án Khu đô thị mới dầu khí - Geleximco. Đây là dự án do Geleximco và Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư lên đến 10,322 tỷ đồng. Khu đô thị mới Dầu khí – Geleximco có quy mô diện tích 192,37 ha, thuộc hai xã Đông La và La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Dự án đã được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 và dự kiến thời gian thực hiện từ tháng 4/2011 đến đầu năm 2020.
  Dự án Cống hóa Mương Cổ Nhuế và Khu nhà ở thấp tầng với vốn đầu tư 1,016 tỷ đồng hay Khu đô thị mới Lê Trọng Tấn tại huyện Hoài Đức và hai bên đường Lê Trọng Tấn, thành phố Hà Đông (Hà Nội) với diện tích 135 ha, tổng mức đầu tư 3,000 tỷ đồng…

  Thông qua những khoản đầu tư của Geleximco, ông Tiền nắm giữ vị trí chủ chốt tại các doanh nghiệp khác Ngân hàng An Bình, Chứng khoán An Bình, Xi măng Thăng Long, CMC Group…

0 nhận xét :

Đăng nhận xét